Chọn nội dung cần xem
Hiện tượng mái nhà bê tông bị rạn nứt, dẫn đến nước thấm vào trần nhà, tường nhà là rất phổ biến, gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của gia đình. Vì vậy, sử dụng các biện pháp và cách chống thấm mái nhà là cấp thiết và quan trọng trong quá trình thi công sửa chữa nhà. Để giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, thời gian và có phương pháp chống thấm mái nhà bị nứt một cách hữu hiệu nhất, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến các cách chống thấm mái nhà bê tông đơn giản mà hiệu quả! Mời bạn đọc tham khảo:
Nguyên nhân dẫn đến mái nhà bị thấm nước, thấm dột
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mái nhà bị thấm nước, và khi xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, chúng ta cần thực hiện ngay biện pháp chống thấm mái nhà bê tông. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mái nhà bê tông thấm dột gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình bạn.
- Khi thi công bê tông dùng nhiều loại khác nhau hoặc bê tông được trộn không kỹ càng sẽ gây ra hiện tượng co ngót không đều sẽ gây ra vết nứt.
- Chất lượng xi măng thi công không đạt tiêu chuẩn.
- Khi thiết kế xem xét vị trí xây dựng không nghiên cứu kỹ càng để đưa ra những phương án thi công đầy đủ hợp lý và cách chống thấm mái nhà bê tông hiệu quả. Dẫn đến khi xây dựng xong, công trình lún không đều, đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến.
- Công trình có kết cấu bê tông không đủ độ vững chắc, không chịu được áp lực của yếu tố môi trường dưới tác dụng lâu ngày sẽ gây ra các vết nứt gãy.
- Trong quá trình xây dựng, đã sử dụng những loại sơn không có tính chống thấm, không đảm bảo chất lượng, sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc.
Top 5 cách chống thấm mái nhà bê tông hiệu quả
Mái nhà không chỉ có tác dụng che nắng, che mưa, mà còn có vai trò quan trọng trong việc đem lại giá trị thẩm mỹ cho mỗi công trình. Mái nhà được thiết kế đẹp, hợp phong thủy xây dựng, hay kiến trúc sang trọng, tinh tế, còn khiến cho bạn cảm thấy thư thái, thoải mái hơn khi sống trong ngôi nhà như thế. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lâu dài, hoặc do bị lỗi trong quá trình thi công, mà nhiều khi mái nhà bị thấm, dột. Một vài cách xử lý, hướng dẫn cách chống dột mái nhà bê tông dưới đây sẽ giúp bạn có những phương pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất.
1/ Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng sơn
Sử dụng các loại sơn chống thấm, sơn lên các mặt chỗ mái nhà bị dột cũng là một cách xử lí vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng hiệu quả cho nhà mái bằng, nhà mái bê tông.
Hiện nay, có rất nhiều loại sơn dùng để chống thấm mái nhà bê tông. Một trong những loại sơn chống thấm phổ biến hiện nay, đó là chất chống thấm WP 100 của Sơn Nippon. Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng sơn này nên pha trộn với xi măng và nước theo tỉ lệ nhất định rồi thi công sơn lên bề mặt sàn mái để mang đến hiệu quả tốt nhất. Lưu ý nên để sơn chống thấm cho mái bê tông, bạn làm sạch bề mặt rồi sử dụng các loại sơn chống thấm
Để được cung cấp các loại sơn chống thấm tốt nhất, hãy sử dụng dịch vụ sơn tại Sơn Sửa Nhanh. Tại đây bạn sẽ được tư vấn phối màu sơn miễn phí và lựa chọn loại sơn chất lượng, bền và đẹp.
2/ Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng nhựa đường
Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen, nó có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum. Vẫn tồn tại một số bất đồng trong số các nhà hóa học liên quan đến cấu trúc của nhựa đường. Đây là vật liệu thường vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng và cũng được sử dụng để chống thấm cho trần nhà bê tông.
3/ Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng keo Sikaproof Membrane
Sikaproof Membrane là keo chống nứt có dạng màng lỏng bitum polyme. Đây là vật liệu có độ đàn hồi cao giúp hình thành lớp chống thấm mái bê tông hiệu quả triệt để 100%. Sản phẩm thường được mọi người lựa chọn làm vật chống thấm dành cho sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm…
Sikaproof Membrane dễ dàng tìm kiếm và mua ở các cửa hiệu vật liệu xây dựng, việc sử dụng nó cũng không quá khó. Ngoài việc dễ dàng thi công, thì giá thành cũng rất rẻ, đặc biệt nó không có dung môi, không mùi và không bị dính tay. Ta chỉ cần dùng chổi hay những bình phun xịt trực tiếp lên bề mặt, chất liệu này khô rất nhanh và nhanh chóng phủ một lớp kết dính hoàn hảo và khỏa lấp các vết nứt nhanh gọn.
4/ Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. HDPE là Hight Density Poli Etilen. Chất liệu này có thể ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà bê tông, chống thấm cầu đường, hầm, cống,…Chống thấm mái nhà bê tông bằng màng chống thấm tự dính có ưu điểm như:
- Là một loại nhựa chịu nhiệt rất tốt trong môi trường những chất lỏng cũng như dung dịch hay phải gặp trên đường dẫn, đất cấp thoát nước.
- Khó bị rỉ và không bị tác động dưới các dung dịch như muối, axít và kiềm, kể cả trong nước mưa axít.
- Được bảo vệ bởi một lớp màng silicon, không cần sử dụng đến nhiệt để tạo độ dính, có thể dán trực tiếp, an toàn và nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt
- Khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi.
- An toàn với sức khỏe với con người và thân thiện với môi trường, không có hóa chất độc hại gây ô nhiễm, không kén chất liệu thi công.
5/ Sử dụng chống thấm mái nhà bê tông tại Sơn Sửa Nhanh
Vơi đội ngũ thi công sửa chữa nhà chuyên nghiệp, Sơn Sửa Nhanh luôn mang đến cho bạn giải pháp chống thấm, chống dột bằng trần thạch cao, trần la phông tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là lựa chọn hàng đầu cho quý khách hàng với:
- Kinh nghiệm hơn 10 năm chống thấm trần nhà, mái nhà bê tông, chống thấm trần nhà vệ sinh cho mọi công trình từ nhà dân.
- Đội ngũ thợ đảm bảo về chất lượng lẫn số lượng, tiến độ thi công mau lẹ, hiệu quả triệt để cho từng công trình.
- Báo giá chi phí dịch vụ thi công chống thấm trần nhà giá rẻ, cạnh tranh, hợp lý cho mọi đơn vị đối tác.
- Hỗ trợ chuyên nghiệp, làm việc tất cả các ngày trong tuần, chỉ cần khách hàng yêu cầu dịch vụ. Ngay lập tức sẽ được đáp ứng với đầy đủ chính sách đã cam kết.
Các bước chống thấm mái nhà bê tông đơn giản
Bước 1: Xử lý bề mặt bê tông trước khi chống thấm
Đây là bước đầu tiên trong quy trình, phương án thi công chống thấm bê tông. Có 2 khâu không thể thiếu trong bước chuẩn bị bề mặt chống thấm bê tông:
- Làm sạch bề mặt chống thấm
Sử dụng máy thổi bụi hoặc các công cụ chuyên dùng khác để thổi sạch lớp bụi bẩn hay tạp chất. Đục và làm sạch các mảng vữa thừa, rêu mốc… Đồng thời, tạo độ ma sát cho bề mặt bằng máy mài có gắn chổi sắt. Điều này vừa làm sạch vừa làm lớp chống thấm bám chặt hơn. Đây cũng là một kỹ thuật nhỏ trong quy trình cách xử lý thi công bề mặt chống thấm
- Lấp đầy các vết nứt nẻ
Trám kín các vết nứt nẻ, khe hở trên sàn mái bằng xi măng hoặc băng keo chống thấm. Đối với các hốc bọng, lỗ rỗ…đặc biệt quanh các lỗ thoát nước xuyên sàn bê tông. Thì cần đục rãnh rộng 2 – 3cm, sâu 3cm đến khi phần bê tông đặc chắc, để tiếp xúc được nhiều nhất với chất chống thấm
Bước 2: Quy trình thi công chống thấm bề mặt bê tông
Sau khi bề mặt chống thấm đã sẵn sàng thì sẽ chuyển sang bước chống thấm. Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình chống thấm
- Quét một sơn chống thấm lên toàn bộ bề mặt bê tông. Nhằm tạo độ láng phảng cho sàn mái. Ngoài ra, việc này còn giúp một lần nữa phủ đầy những vết nứt nẻ dù là nhỏ nhất. Mà trong quá trình quan sát, xử lý trước đó bị bỏ sót.
- Sau khi lớp sơn thứ nhất khô. Tiến hành quét thêm lớp thứ 2 lên bề mặt chống thấm. Lớp thứ 2 nên cách lớp thứ nhất khoảng 12 giờ đồng hồ
Chú ý: Khi thực hiện bước thứ 2 trong quy trình thi công chống thấm. Bạn nên quét lớp sơn chống thấm thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất. Nhằm hạn chế tình trạng nổi bọt. Bên cạnh đó, ở các vị trí dễ xảy ra thấm dột như các góc chân tường hay cổ ống nước. Thì cần quét chống thấm kỹ lưỡng và phân bổ lượng sơn nhiều hơn.
Bước 3: Kiểm tra bề mặt sau khi chống thấm và nghiệm thu
Đợi khoảng 1 ngày để lớp chống thấm khô. Tiến hành ngâm thử nước trong vòng khoảng 24 giờ. Sau đó quan sát trần nhà nếu không phát hiện thấy bị thấm dột thì chứng tỏ lớp chống thấm đã đạt tiêu chuẩn. Cuối cùng là nghiệm thu hoàn tất quá trình chống thấm
Bạn có thể đi một lớp vữa phụ gia chống thấm sàn mái ở trên cùng, phía trên lớp sơn chống thấm. Nhằm bảo vệ và tăng tuổi thọ chống thấm được tối ưu nhất. Tùy vào nhu cầu của gia đình, khâu này có thể được lược bỏ.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích trên về cách chống thấm mái nhà bê tông sẽ giúp bạn cải thiện cho ngôi nhà của bạn trở nên hoàn mỹ và an toàn hơn. Từ đó, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trần nhà bị thấm do đâu và có phương án chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ Sơn Sửa Nhanh để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi tự tin mang đến sự hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.