Chọn nội dung cần xem
Mái tôn nhà bạn bị dột nghiêm trọng? Mùa mưa sắp tới khiến bạn lo lắng tìm cách chống thấm mái tôn cho nhà mình? Dưới đây là tổng hợp những cách xử lý chống thấm mái nhà hiệu quả và đơn giản. Giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng mái tôn bị dột vào mỗi khi trời mưa.
Những nguyên nhân mái tôn bị dột phổ biến
Vậy nguyên nhân dột mái tôn là gì? Hiểu được nguyên nhân thì bạn sẽ tìm ra được cách chống thấm mái tôn phù hợp và dứt điểm nhất.
– Tác động bởi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, nắng mưa thất thường nên mái tôn dễ bị hư hỏng, gỉ sắt nhanh hơn.
– Do quá trình vận chuyển và thi công không đúng kĩ thuật, khiến mái tôn bị trầy xước dẫn tới tình trạng rỉ sét.
– Mái tôn kém chất lượng dẫn đến mái tôn nhanh bị hỏng, thấm nước..
– Nước thấm dột thông qua các lỗ hổng của đinh vít do phản ứng ăn mòn điện hóa lâu ngày tại các điểm này.
– Thấm dột từ 2 điểm tiếp nối của mái tôn do nước không kịp thoát và tràn ngược vào vị trí này.
– Do tác động của các vật thể nặng hoặc nhọn từ trên cao rơi xuống cũng là nguyên nhân tôn bị thấm nước.
Phương pháp chống thấm mái tôn hiệu quả
Sơn chống thấm mái tôn
Đây là phương pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để bảo vệ và xử lý chống thấm mái tôn nhà mình. Ngoài đặc điểm dễ dàng thi công ra thì sơn chống thấm có một số ưu điểm khác như:
– Khả năng bám dính tốt trên bề mặt chất liệu tôn, xi măng và kim loại.
– Chịu được sự tác động của nhiệt độ lên đến 30 độ C.
– Tạo một lớp màng bảo vệ mái tôn, gia tăng tuổi thọ tôn lên đến 5 năm.
Cách thực hiện như sau:
Với mái tôn mới: Sử dụng vòi xịt nước để làm sạch bề mặt và sơn trực tiếp lên mái tôn với định lượng pha như hướng dẫn của nhà sản xuất. Sơn 2 – 3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm mái tôn tốt nhất.
Với mái tôn đã qua sử dụng: Sử dụng giấy nhám để đánh bóng và làm sạch bề mặt mái tôn. Rồi tiến hành sơn phủ 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng để sơn có thể bám chắc trên bề mặt.
Tấm dán chống thấm mái tôn
Tấm dán chống thấm có thành phần là hỗn hợp Bitum và hợp chất nhựa cao cấp. Trên bề mặt còn phủ một lớp nhôm mỏng có tác dụng chống thấm và chống lại sự bức xạ mặt trời rất hiệu quả.
Phương pháp này không những có khả năng ngăn ngừa tình trạng rỉ nước mà còn tăng khả năng cách nhiệt, giảm nóng bức hiệu quả. Ngoài ra, tấm dán này còn có khả năng bám dính tốt, dễ thi công, làm tăng tuổi thọ của mái tôn,….
Các bước thi công tấm dán chống thấm mái tôn như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt mái tôn rồi quét một lớp sơn lót Asphalt primer lên bề mặt để tăng độ bám dính.
Bước 2: Trải tấm dán chống thấm sao cho phủ kín bề mặt tôn và dùng kéo cắt bỏ phần dư thừa.
Bước 3: Bóc mỏ màng silicon rồi dùng tay miết chặt tấm dán vào bề mặt mái tôn.
Lưu ý: Cần thực hiện cẩn thẩn để tránh làm thủng, rách hoặc trầy xước tấm dán làm giảm hiệu quả chống thấm mái tôn.
Keo chống thấm mái tôn
Loại keo chống thấm thường được sử dụng là Lemax 201 với hai thành phần chính là nhựa Polyme và Bitum. Bởi những ưu điểm vượt trội mà loại keo này mang lại như:
– Giữ độ bền tốt trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
– Chống được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và chống ăn mòn, bão hòa trong thiên nhiên.
– Độ dính rất cao và có khả năng chịu được sự giãn nở của mái tôn trong tự nhiên.
– Chất keo dẻo và lỏng, hoàn toàn phù hợp để sử dụng cho những mái tôn có chất liệu khác nhau.
Cách thức tiến hành thi công keo chống thấm mái tôn:
Bước 1: Làm sạch bề mặt tôn cần xử lý chống thấm.
Bước 2: Quét 1 lớp trực tiếp lên toàn bộ bề mặt. Sau đó dán thêm trên bề mặt lớp lưới chịu lực.
Bước 3: Quét lên mái tôn cần xử lý thêm một lớp nữa. Nếu xuất hiện tình trạng hở hoặc hỏng của lưới chịu lực, thì bạn cần khắc phục tình trạng trên ngay lập tức và quét thêm một lớp keo nữa.
Silicon chống thấm mái tôn
Silicon chống thấm có độ co giãn và đàn hồi tốt, Chúng có khả năng bám dính tốt trên bề mặt có nhiều đinh, vít hoen gỉ hay những khe hở nối tiếp hoặc lỗ thủng của tôn,…
Cách sử dụng silicon chống thấm mái tôn như sau:
– Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ như: súng bắn vít, ốc vít và súng bắn keo silicon.
– Tháo bỏ vít cũ bị hoen gỉ hoặc hư hỏng và bắn bổ sung vít mới vào.
– Bơm Silicon chống thấm vào các đầu ốc vít mới được bắn bổ sung.
Chống thấm mái tôn giáp tường
Bạn có thể xử lý chống thấm mái tôn giáp tường bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Sử dụng hồ vữa xi măng để đắp kín các vị trí khe hở, giúp nước mưa không chảy vào khe tiếp giáp.
- Dùng băng keo chống thấm chuyên dụng để dán lên vị trí tiếp giáp giữa mái nhà và khe tường.
- Sử dụng tôn lá khổ 500cm và đinh vít để gia cố những vị trí khe tiếp giáp. Vừa giúp chống thấm mái nhà hiệu quả, vừa đảm bảo độ chắc chắn, an toàn cho mái tôn.
Những lưu ý giúp chống thấm mái tôn hiệu quả hơn
Trong quá trình thi công chống thấm mái nhà, Sơn Sửa Nhanh khuyên bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu nhất:
– Sử dụng mái tôn chất lượng cao và thi công lắp đặt tôn đúng cách.
– Thường xuyên kiểm tra mái tôn và thay thế, gia cố các vị trí đinh vít bị lỏng, hoen gỉ,…
– Vào mùa mưa bão nên dùng các bao cát để cố định lại mái tôn và cắt tỉa những cành cây lớn ngay trên mái nhà để tránh gãy đổ, làm hư hỏng mái tôn.
– Chọn phương pháp xử lý chống thấm mái tôn phù hợp và thi công đúng kỹ thuật.
– Ưu tiên chống thấm cho mái nhà ngay từ khi lắp đặt bằng cách sơn dầu, dán màng chống thấm, sơn chống thấm,…cho những vị trí tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, mưa bão.
Trên đây là những gợi ý cách xử lý chống thấm mái tôn hiệu quả và một vài lưu ý quan trọng để hiệu quả chống thấm tối ưu hơn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong mùa mưa sắp tới.