Chọn nội dung cần xem
Trần thạch cao là vật liệu ngày càng phổ biến trong các công trình xây dựng. Với những ưu điểm vượt trội như: thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt tốt. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa biết đến trần thạch cao là gì? Có mấy loại trần thạch cao? Và nên sử dụng loại trần thạch cao nào? thì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho chúng ta những thông tin hữu ích liên quan đến trần thạch cao, giúp bạn hoàn thiện không gian nhà ở hoàn hảo và tốt nhất.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một loại vật liệu dùng để làm trần. Là sự kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ khác tạo nên những chức năng sau:
- Khung xương của thạch cao tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần sàn bê tông cốt thép hoặc các kết cấu mái của căn nhà.
- Tấm thạch cao giúp tạo mặt phẳng cho trần và được liên kết với hệ khung nhờ các vít chuyên dụng.
- Lớp sơn bả giúp tạo độ nhẵn mịn và đều màu cho bề mặt trần
Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng… và các vật liệu xây dựng truyền thống khác, mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp cho không gian sống.
Trần thạch cao có mấy loại? Loại nào tốt nhất?
Để giúp bạn có thể lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp với thiết kế không gian nhà ở tốt nhất, Sơn Sửa Nhanh sẽ liệt kê các loại trần thạch cao dưới đây dựa theo hình dáng, tính chất và cấu tạo. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm chi phí và nâng cao giá trị ngôi nhà của bạn.
*Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo
Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thạch cao thả được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay nhũng đường dây điện, ống nước….. dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà.
Ưu điểm:
- Trần thạch cao thả có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt… đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa tố không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.
- Quá trình thi công nhanh gọn tiết kiệm được thời gian
- Thi công trần thả, trần nổi thường có chi phí rẻ hơn so với những mẫu trần thạch cao khác
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới một cách thuận tiện.
- Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần, việc thay thế lắp đặt từ đó trở nên dễ dàng hơn.
- Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau quá trình thi công
Nhược điểm:
- Trần nổi (trần thả) có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn.
- Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy trần nổi (trần thả) it ứng dụng cho thiết kế nhà diện tích nhỏ đẹp mà thường được ứng dụng cho các không gian lớn như nhà xướng, hội trường.
- Xét về tính thẩm mỹ thì những trần nổi thường không có thẩm mỹ cao bằng những trần chìm.
Trần thạch cao chìm
Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu chiêm ngưỡng loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ.
Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.
** Trần thạch cao phẳng
Ưu điểm
- Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức
- Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.
- Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.
Nhược điểm
- Các loại trần thạch cao phẳng bị hạn chế về các mẫu mã.
- Dễ bị lộ các lỗi khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. Ví dụ, trong quá trình thi công, nếu xử lý mối nối không cẩn thận có thể khiến trần bị gồ lên hoặc lăn sơn không đều sẽ dễ dàng bị phát hiện nếu đứng quay mặt về phía ánh sáng.
** Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần nhà thạch cao có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp tạo thành một mặt phẳng riêng.
Ưu điểm
- Có thể phối nhiều cảnh đẹp, các họa tiết hoa văn bố trí trên trần. Làm nổi bật nên nét đặc sắc của hệ trần và không gian thi công.
- Tính thẩm mỹ cao nên trần giật cấp cũng yêu cầu nhiều kỹ thuật và thợ tay nghề cứng khi thi công
Nhược điểm
- Công đoạn làm phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với hệ trần thach cao khung xương nổi.
- Quá trình tháo dỡ tấm và lắp đặt khó khăn, giảm bớt tính thẩm mỹ của hệ trần. Nếu sự cố rò rỉ nước trên mái xảy ra có thể phải tháo dỡ và thay mới toàn bộ hệ trần.
*Phân loại trần thạch cao theo tính chất
Trần thạch cao cách âm
Về cấu tạo, trần thạch cao cách âm gồm 3 phần chính: khung xương; tấm thạch cao; bông thủy tinh.
Dùng cho những nơi muốn cách âm, tiêu âm ra bên ngoài ví dụ phong karaoke. Để thi công trần thạch cao tiêu âm thường ta sử dụng tấm thạch cao tiêu âm được biết đến ngoài mục đích tiêu âm cho các công trình xây dựng, tấm này còn được sử dụng kết hợp giữa giải pháp tiêu âm và trang trí thẩm mỹ, có thể uốn cong định hình tạo thẩm mỹ cho công trình sau khi lắp dựng.
Sản phẩm có thể được ứng dụng trong trường học, nhà hát, hội trường, văn phòng…
Trần thạch cao chống cháy
Với các loại trần chống cháy người ta hay sử dụng tấm thạch cao chống cháy được kết hợp từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica có tác dụng chống cháy. Vỏ bọc bên ngoài tấm là 1 lớp giấy màu hồng có thiết kế rất đặc biệt.
Người ta sử dụng loại tấm này để thi công những loại trần có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, phòng máy tính, nhà bếp hay cầu thang thoát hiểm.
Trần thạch cao chống ẩm
Dùng cho những nơi ẩm thấp, ẩm ướt như nhà tắm , nhà vệ sinh, nhà bếp. Thợ thi công sẽ sử dụng các loại tấm thạch cao chống ẩm của Gyproc 9mm hoặc tấm thạch cao của Đức để tiến hành thi công giúp cho căn nhà của bạn luôn được sạch sẽ , chống ẩm mốc trong thời tiết nồm.
Trần thạch cao chịu nước
Dùng cho những nơi tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, hay tiếp xúc với nước. Tấm thạch cao chịu nước chống thấm dùng để nát nền, đối với tường trần thạch cao sàn nâng dùng với những nơi có độ ẩm cao, phù hợp với mọi thời tiết.
*Phân loại trần thạch cao theo hình dáng
Cách phân loại này được hình thành từ chính những nhu cầu, đòi hỏi của người sử dụng, và được dựa trên những họa tiết, vật dụng trang trí của không gian. Cụ thể:
Trần thạch cao hiện đại
Có thể khẳng định đây là kiểu trần thạch cao có tính “linh động” cao nhất. Với trần thạch cao hiện điển, bạn có thể thỏa sức sử dụng các họa tiết, vật dụng trang trí khác nhau để tạo nét cá tính, phong cách riêng.
Trần giật cấp là kiểu trần được ưu chuộng nhất trong phong cách trần hiện đại. Sở dĩ vậy, vì ở trần thạch cao giật cấp có tính thẩm mỹ, cùng hiệu ứng ánh sáng đạt mức tối ưu nhất.
Trần thạch cao tân cổ điển
Đây là kiểu trần mang hơi hướng giao thoa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Các chi tiết thường sử dụng gồm:
- Góc trang trí trần tường trơn
- Chỉ nẹp cong
- Chỉ nẹp trơn
- Phào chỉ trơn
Tương tự như trần thạch cao cổ điển, đèn trần cũng là 1 chi tiết quan trọng giúp tạo nên phong cách tân cổ điển. Tuy nhiên, đèn trần ở đây có thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn so với phong cách cổ điển.
Trần thạch cao cổ điển.
Ở kiểu trần này, các họa tiết trang trí thường có mức độ cầu kỳ nhất. Cụ thể, các họa tiết thường sử dụng gồm:
- Mài vòm
- Góc trang trí trần tường hoa văn
- Chỉ nẹp hoa văn
- Phào chỉ hoa văn
Bên cạnh các họa tiết đó, hình dáng đèn trần cũng được coi là 1 chi tiết quan trọng của phong cách cổ điển.
Kinh nghiệm làm trần thạch cao?
Để có một ngôi nhà trong mơ được hoàn thiện, ngoài phần ngoại thất, nội thất,… thì thiết kế trần nhà đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ giúp định hình khung nhà mà còn làm nổi bật lên phong cách, cá tính của gia chủ. Những kinh nghiệm làm trần thạch cao mà Sơn Sửa Nhanh chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn từng bước thi công trần thạch cao giá rẻ và tốt nhất
1. Tham khảo lựa chọn mẫu trần thạch cao phù hợp
Trước khi quyết định lựa chọn làm trần thạch cao, bạn cần tìm hiểu rõ về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm thạch cao. Điều này có thể giúp bạn lựa chọn đúng loại trần phù hợp với nhu cầu sử dụng, chủ đề và không gian của ngôi nhà.
Bạn có thể lựa chọn những hệ trần thạch cao chống cháy, chống ẩm, chịu lực, cách âm hay tiêu âm. Lựa chọn đúng hệ thống trần thạch cao tính năng góp phần giúp phát huy được tối đa hiệu quả mà trần thạch cao mang lại, đem đến cho bạn không gian sống thoải mái và tiện nghi nhất.
2. Làm trần thạch cao nên sử dụng vật tư đồng bộ chính hãng
Khác với la phông nhựa, một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi làm trần thạch cao là bạn cần phải lựa chọn được những sản phẩm vật tư đồng bộ chính hãng để đảm bảo sự an toàn, độ bền và tính năng của trần trong quá trình sử dụng.
Khung xương là điểm mấu chốt khá quan trọng trong hệ trần, tường thạch cao. Do đó, trước khi làm trần thạch cao, bạn cần phải lựa chọn hệ khung xương đạt chất lượng tốt, các loại khung xương chính hãng, để đảm bảo chất lượng cho cả công trình.
3. Tìm hiểu thông tin kỹ thuật và lắp đặt
Tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin kỹ thuật của trần thạch cao cũng là một cách giúp bạn đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong quá trình làm trần thạch cao. Hiểu rõ các bước làm trần thạch cao, các quy định đi khung theo khẩu độ khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất hay cách lắp tấm, bắn vít,…
Làm trần thạch cao đúng kỹ thuật góp phần nâng cao được độ bền của trần cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho gia đình bạn.
4. Lựa chọn thợ thi công trần thạch cao có tay nghề cao
Để đảm bảo được độ bền trần và tường thạch cao trong quá trình sử dụng thì đội ngũ thợ làm trần thạch cao là một trong những yếu tố lưu ý hàng đầu bạn cần phải quan tâm khi quyết định làm trần thạch cao.
Nếu không phải là người sành sỏi về xây dựng, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình đội ngũ thi công phù hợp thì hãy liên hệ Sơn Sửa Nhanh. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thợ thi công thạch cao dày dặn kinh nghiệp và chuyên nghiệp. Giúp bạn tiết kiệm chi phí và hoàn thiện công trình nhanh chóng
Có nên làm trần thạch cao không?
Trần thạch cao nếu được thi công đúng kỹ thuật và có quá trình sử dụng đúng cách, bảo dưỡng trần thạch cao thì hệ trần sẽ có tuổi thọ rất cao. Với những lợi ích sử dụng trần thạch cao mà chúng tôi nêu dưới đây bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm trần thạch cao cho gia đình mình.
Lợi ích sử dụng trần thạch cao:
- Ứng dụng trong nhiều công trình công nghiệp và dân dụng, văn phòng, trung tâm thương mại.
- Thi công nhanh, dễ dàng trong việc tháo lắp, thẩm mỹ cao tăng lên giá trị cho công trình.
- Không hề chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên các bạn hoàn toàn yên tâm.
- Khả năng chống cháy, chịu nhiệt, tiêu âm, cách âm, chống ẩm khá tốt,…tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho căn nhà của các bạn.
- Đa dạng về mẫu mã. Đặc biệt trần thạch cao 3D có hình ảnh sinh động tạo cảm giác chân thật thu hút ánh nhìn từ người khác khá hiệu quả. Điều này tạo phong cách và thể hiện tính thẩm mỹ khá cao cho ngôi nhà của bạn.
Như vậy, những những đặc điểm và lợi ích của trần thạch cao mang lại trần nhà thạch cao đang dần trở thành xu hướng mới trong thiết kế xây dựng. Hãy liên hệ Sơn Sửa Nhanh để được báo giá và tư vấn lựa chọn mẫu trần thạch cao đẹp giúp bạn sở hữu công trình trần nhà một cách hoàn hảo nhất